Bạn muốn thêm thành viên để viết hay chỉnh sửa bài viết, khi đó, bạn cần biết cách tạo và phân quyền thành viên.
Vậy làm thế nào để thêm thành viên mới và phân quyền thành viên trên website WordPress một cách chính xác?
1. Thành viên trên website là gì?
Thành viên (hay còn gọi là người dùng, tiếng Anh gọi là User) trên website là những người có một quyền hạn nhất định nào đó trên website.
Thành viên bao gồm có bạn – người chủ sở hữu, và các thành viên khác như nhân viên của bạn, khách hàng của bạn,…
Thêm thành viên mới là một trong những việc làm mà bạn, người chủ sở hữu website, cần phải biết để quản trị trang web một cách hiệu quả.
Khi thêm thành viên mới, bạn có thể phân quyền Vai trò (Role) để thành viên ấy có quyền hạn làm những công việc gì trên website.
2. Cách thêm thành viên vào website
Để tạo thêm người dùng, bạn truy cập vào Bảng tin –> Thành viên –> Thêm mới (nếu website của bạn sử dụng giao diện tiếng Việt) hoặc User –> Add New (nếu website của bạn sử dụng giao diện Tiếng anh), ở đây bạn sẽ cần khai báo các thông tin cho người dùng muốn tạo ra.
Lưu ý: Các thông tin không có chữ bắt buộc hoặc required, bạn có thể không cần phải khai báo.
- Tên người dùng: Tên đăng nhập của thành viên để đăng nhập vào website.
- Email: Email của thành viên cần tạo.
- Tên: Tên của thành viên.
- Họ: Họ của thành viên.
- Trang web: Địa chỉ website của thành viên.
- Mật khẩu: Thiết lập mật khẩu cho thành viên, click vào nút Hiện mật khẩu để tùy chỉnh mật khẩu theo mong muốn của bạn. Bạn nên chọn mật khẩu vừa có chữ, số và kí tự đặc biệt để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.
- Gửi thông báo đến thành viên: Khi chọn mục này, nghĩa là bạn gửi cho thành viên mới đăng kí một email chứa thông tin tài khoản của họ.
- Vai trò: Quyền hạn của thành viên trên trang web.
Nhập xong các thông tin người dùng, bạn ấn vào nút Thêm người dùng mới hoặc Add new user để thêm thành viên mới vào website.
Sau khi tạo xong người dùng, bạn có thể xem danh sách các thành viên hiện đang có trong website tại Bảng tin –> Thành viên –> Tất cả thành viên hoặc Dashboard –> Users –> All Users.
3. Cách phân quyền thành viên trong website WordPress
Các thành viên mặc định trên website WordPress và vai trò của từng thành viên như sau:
- Quản lý (Administrator): Đây là quyền lớn nhất trên website wordpress của bạn: được toàn quyền kiểm soát website.
- Biên tập viên (Editor): Đây là quyền quản lý về xuất bản của tất cả các bài viết của website, bao gồm các bài viết của bản thân, của người dùng khác và quản lý.
- Tác giả (Author): Quyền quản lý và xuất bản các bài viết của chính họ.
- Cộng tác viên (Contributor): Quyền này giúp quản lý bài viết của chính họ nhưng không có khả năng xuất bản.
- Thành viên đăng ký (Subscribe): Chỉ cho phép chỉnh sửa trang thông tin các nhân của chính họ.
Ngoài ra còn một số nhóm người dùng khác như: SEO Editor, SEO Manager, Quản lý của hàng, Khách Hàng,..
Tuy nhiên nhóm người dùng này (Role) không được tạo ra khi bạn cài đặt thêm các plugin khác , tùy theo các plugin mà có Role khác nhau.
Ví dụ SEO Editor, SEO Manager được tạo ra khi bạn cài đặt plugin Yoast SEO; Vai trò Quản lý của hàng, Khách Hàng được tạo ra khi bạn cài đặt WooCommerce.
Mỗi nhóm thành viên có vai trò khác nhau, dưới đây là bảng chi tiết quyền hạn của nhóm thành viên mặc định trong WordPress.
Quyền Hạn | Quản lý (Administrator) | Biên tập viên (Editor) | Tác giả (Author) | Công tác viên (Contributor) | Thành viên đăng ký (Subscribe) |
Bài viết (Posts) | Toàn quyền | Toàn quyền | Chỉ được quản lý bài viết của chính họ (thêm, sửa, xuất bản, xóa) | Quản lý một phần bài viết của chính họ (thêm, sửa, xóa) và không được xuất bản bài viết | X |
Trang (Pages) | Toàn quyền | Toàn quyền | X | X | X |
Kiểm duyệt bình luận (Moderate comments) | Toàn quyền | Toàn quyền | X | X | X |
Themes | Toàn quyền | X | X | X | X |
Plugins | Toàn quyền | X | X | X | X |
Quản lý thành viên (Users) | Toàn quyền | Chỉ sửa được thông tin bản thân | Chỉ sửa được thông tin bản thân | Chỉ sửa được thông tin bản thân | Chỉ sửa được thông tin bản thân |
Cài đặt (Settings) | Toàn quyền | X | X | X | X |
4. Cách chỉnh sửa thông tin thành viên
Để chỉnh sửa thông tin thành viên, trên giao diện quản trị website, bạn vào mục Thành viên → Tất cả người dùng → Chọn tên Thành viên và chọn Chỉnh sửa (hoặc Users → All Users → Chọn tên User → Edit).
Sau khi chỉnh sửa thông tin xong, bạn nhấn Cập nhật (hoặc Update) để lưu thông tin thành viên.
5. Cách xóa thành viên
Để xóa thành viên, trên giao diện quản trị website, bạn vào mục Thành viên → Tất cả người dùng → Chọn tên Thành viên và chọn Xóa (hoặc Users → All Users → Chọn tên User → Delete).
6. Lời kết
Qua bài viết này, mình tin rằng bạn sẽ biết cách Thêm, Chỉnh Sửa, Xóa Thành viên và phân quyền thành viên trên website WordPress nhanh chóng, an toàn.
Chúc bạn thành công!