Thiết kế website

Thiết kế website để thành công!

Chẳng có lý do gì một công ty lại không có website. Có một trang web, dù là đơn giản nhất cũng rất quan trọng cho doanh nghiệp. Nếu bạn không có gì, hãy ký hợp đồng mở một website đơn giản có tối thiểu bốn, năm trang mô tả về công ty, sản phẩm, dịch vụ và thông tin liên hệ.

Bạn không có website, có thể hàng triệu khách hàng thậm chí không hề biết tới sự tồn tại của bạn. Nếu có một cửa hàng nhỏ trong thị trấn, bạn cũng cần có website. Nó sẽ giúp cho hàng ngàn khách hàng trong thành phố tìm thấy bạn.

Thiết kế website để kinh doanh online không còn xa lạ đối với chúng ta, nhưng để kinh doanh thành công, chúng ta cần có chiến lược cụ thể, và thực thi thần tốc.

Trong khi việc kinh doanh kiểu truyền thống đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền bạc và đối mặt với nhiều rủi ro thì việc kinh doanh trên internet dễ dàng hơn lại kiếm được lợi nhuận tương đương (thậm chí nhiều hơn).

Thật may, chúng ta đang sống trong thời đại mà việc kinh doanh kiếm được hàng triệu đô trong vòng vài năm ngắn ngủi chưa bao giờ dễ dàng và nhanh chóng đến thế! Các số liệu cho thấy, làm giàu trong thời buổi hiện nay đơn giản hơn 20 năm trước rất nhiều.

Mỗi năm, con số triệu phú và tỉ phú lại tăng lên chóng mặt, những người đã giàu càng giàu thêm. Nhiều tỉ phú và triệu phú có tuổi đời rất trẻ và đến từ mọi tầng lớp xã hội! Đó là nhờ công nghệ thông tin và sự bùng nổ internet đã góp một phần lớn trong việc san bằng khoảng cách giữa người với người, thuộc mọi thành phần khác nhau.

Cách đây khoảng 20-30 năm, khi chúng ta còn sống trong thời đại công nghiệp, gần như mọi mua bán trao đổi đều liên quan đến sản phẩm vật lý. Để mở một công ty, bạn cần rất nhiều vốn để xây nhà máy, mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, thực hiện các công trình nghiên cứu và đợi ít nhất từ 3 đến 5 năm để hòa vốn, rồi mới hy vọng kiếm lời.

Ngày nay, chúng ta sống trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, mặc dù điều này có thể không tốt cho người làm công (vì bạn có thể bị sa thải bất kỳ lúc nào, nếu sau 40 tuổi bạn không còn đóng góp thêm được gì nữa), nhưng lại là tin tốt nếu bạn muốn trở thành doanh nhân.

Việc kinh doanh ngày nay không cần văn phòng, không cần nhân viên, không cần nguyên vật liệu mà vẫn có thể mang về cả triệu đô! Cái bạn cần là một ý tưởng, sau đó bạn có thể dùng sức mạnh của Internet để “đứng trên vai những đại gia” mà vươn tới thị trường hàng tỉ đô rộng lớn ngoài kia.

Khi kinh doanh kiểu truyền thống, bạn cần có mặt mọi lúc mọi nơi nhưng khi kinh doanh trên mạng, bạn có thể làm bán thời gian tại nhà (hai, ba tiếng mỗi ngày). Kinh doanh kiểu truyền thống đòi hỏi vốn ban đầu và chi phí hoạt động rất lớn. Còn chi phí hoạt động kinh doanh trên mạng tương đối rẻ. Kết quả, nếu bạn có lỡ kinh doanh trên mạng thất bại, chi phí cũng thấp hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa là bạn có thể dễ dàng bắt đầu lại công việc kinh doanh trên mạng với sản phẩm mới dành cho một thị trường chuyên biệt (niche market) khác.

Khi kinh doanh kiểu truyền thống, thị trường của bạn bị giới hạn trong một khu vực hay một quốc gia. Khi kinh doanh online, thị trường của bạn chính là 4,54 tỉ người dùng internet và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh mỗi năm.

Vẫn chưa hết. Một điểm nữa là khi kinh doanh kiểu truyền thống, đồng tiền bạn kiếm được là nội tệ và bạn phải đợi khách hàng thanh toán trong vòn g 30-60 ngày. Với việc kinh doanh trên mạng, bạn kiếm tiền bằng tiền mặt và bạn nhận tiền từ khách hàng ngay lập tức (hoặc sau 2 đến 3 ngày nếu thanh toán bằng COD).

Trong kinh doanh kiểu truyền thống, bạn cần rất nhiều tiền để cạnh tranh trên thương trường vốn khốc liệt chẳng kém gì chiến trường. Bạn cần có văn phòng hoặc nhà máy đồ sộ, hàng trăm nhân viên và phải chi hàng núi tiền cho quảng cáo để tạo ảnh hưởng và chiếm lĩnh thị phần. Trên internet, bạn chẳng cần là “ông nọ bà kia” và với một ít tiền, bạn vẫn có thể tạo được chỗ đứng riêng. Tại sao?

Bởi vì trên mạng, khách hàng đánh giá bạn qua chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, tính sáng tạo và khả năng thu phục con tim và khối óc của khách hàng. Họ không biết đằng sau trang web là ai, nên không thể và không cần đánh giá bạn qua diện mạo, tuổi tác, bằng cấp hay tất cả những yếu tố không liên quan đến nhu cầu của họ.


So sánh kinh doanh online và kinh doanh truyền thống

Đến thời điểm này có lẽ chúng ta không cần phải bàn nhiều về tốc độ phát triển của kinh doanh online nữa, nhất là khi mạng xã hội đang ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho việc lan truyền tin tức trên mạng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, một vấn đề nảy sinh là càng phát triển thì kinh doanh online lại càng tách biệt so với kinh doanh truyền thống, thậm chí còn có xu hướng cạnh tranh gay gắt. Với những người đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh thì việc lựa chọn giữa hai phương thức này thật sự là một quyết định khó khăn.

1. Các khoản chi phí ban đầu

Để mở một cửa hàng vật lý bạn phải chuẩn bị một khoản vốn không hề nhỏ, chỉ riêng tiền thuê mặt bằng đã mất vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu nếu là địa điểm thuận lợi như mặt đường hoặc khu trung tâm. Sau đó bạn phải sửa sang, trang trí cho cửa hàng để thu hút khách, mua sắm trang thiết bị, nếu là quy mô lớn thì còn cần một kho hàng để dự trữ nữa. Như vậy, chỉ riêng tiền xây dựng cửa hàng trung bình đã tốn ít nhất gần một trăm triệu.

Trong khi đó nếu chọn kinh doanh online bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền khá nhỏ để xây dựng nền tảng ban đầu bao gồm việc thiết kế website bán hàng và tiếp thị, thậm chí một số người sử dụng mạng xã hội còn không tốn một đồng nào. Chi phí để có một website chuyên nghiệp so với việc mở cửa hàng vật lý thấp hơn rất nhiều, chỉ cần bỏ ra chưa đến 10 triệu đồng website của bạn sẽ chẳng thua kém bất kỳ website nào trên thị trường hiện nay.  

2. Khả năng quản lý

Quản lý một cửa hàng vật lý chắc chắn rắc rối hơn cửa hàng trực tuyến rất nhiều, ngoài vấn đề kiểm soát thông tin sản phẩm, các hoạt động mua – bán, xuất – nhập bạn còn phải quản lý cả nhân viên nữa. Trong khi đó các hoạt động quản lý trên website đều được lưu trữ thông tin tự động, cho phép bạn truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào để kiểm tra, rất tiện lợi.

3. Khả năng tiếp thị

Một số phương thức tiếp thị truyền thống là phát tờ rơi, đặt băng-rôn, quảng cáo trên báo chí, phương tiện truyền thông như đài FM, truyền hình,… Tuy nhiên, muốn vận dụng các phương thức này bạn sẽ phải bỏ ra khoản phí không nhỏ, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình số tiền tính trên từng giây hiển thị.

Còn trong kinh doanh online, bạn có thể áp dụng các phương thức miễn phí như SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm), quảng cáo trên mạng xã hội, diễn đàn và một số công cụ tính phí như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads,…

Nếu so sánh giữa hai loại hình này thì phải phân tích khả năng tiếp cận của chúng. Trong kinh doanh online bạn có thể dễ dàng tìm đến các đối tượng khách hàng của mình mà không bị giới hạn thời gian và không gian nhờ vào mạng Internet. Còn các phương thức truyền thống thì không được như thế, tuy nhiên nó lại dễ tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu hơn. Khả năng lan truyền của tiếp thị trực tuyến nhanh và rộng hơn rất nhiều, chi phí lại thấp nên rất có lợi cho những người thiếu tiềm lực kinh tế.

4. Xây dựng lòng tin

Đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh online và truyền thống là yếu tố tiếp xúc giữa khách hàng với sản phẩm. Nếu mua sắm trực tuyến bạn sẽ chỉ nhìn được sản phẩm thông qua hình ảnh đăng tải trên mạng mà thôi, bạn không thể biết được thực tế có giống vậy hay không hoặc hàng hoá khi gửi đến có còn nguyên vẹn không. Từ đó sẽ nảy sinh vấn đề tin tưởng, nhất là khi trong thực tế có không ít trường hợp lừa đảo. Vì vậy trong kinh doanh online để xây dựng lòng tin, lòng trung thành của khách hàng là rất khó khăn.

Với kinh doanh truyền thống thì vấn đề này được hạn chế ở mức tối đa, người dùng có thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp, mọi giao dịch đều tiếp xúc với chủ cửa hàng nên không lo tình trạng lừa đảo. Ngoài ra, khi có khiếu nại khách hàng cũng biết phải đến đâu để được đối chất.

5. An toàn, bảo mật

Như đã nói ở trên, tình trạng lừa đảo trong kinh doanh online khá phổ biến vì vấn đề an toàn và bảo mật thông tin khách hàng chưa được làm triệt để. Các hình thức khai báo để đăng nhập, thanh toán,… đều không đảm bảo độ tin cậy 100%, chỉ cần người dùng thiếu cảnh giác sẽ bị lợi dụng. Còn trong truyền thống, do các giao dịch đều là trực tiếp nên ít gặp tình trạng lừa đảo hơn, các thông tin có thể bảo mật tối đa.

6. Thanh toán

Trong khi kinh doanh truyền thống chủ yếu thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc sử dụng thẻ tín dụng thì kinh doanh online có nhiều hình thức phong phú hơn như chuyển khoản, ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến,…

Qua 6 phép so sánh này chúng ta có thể thấy mỗi phương thức kinh doanh đều có những ưu – nhược điểm riêng. Nếu bạn không có nhiều vốn và muốn tiếp cận khách hàng nhanh chóng thì có thể chọn kinh doanh online, còn nếu muốn tạo thương hiệu bền vững, lâu dài, xây dựng lòng tin và sự trung thành nơi khách hàng thì hãy chọn kinh doanh truyền thống.

Ngoài ra bạn có thể chọn phương án thứ ba, đó là kinh doanh online kết hợp truyền thống. Thế Giới Di Động, Điện máy XANH, Bách hóa XANH đang rất thành công với mô hình kinh doanh online kết hợp với truyền thống. Tại sao bạn không thử?

Kinh doanh kiểu truyền thốngKinh doanh trên internet
* Đòi hỏi 100% nỗ lực và thời gian* Dễ dàng thành lập và điều hành với số vốn tối tiếu
* Chi phí thành lập và hoạt động rất lớn như: thuê mặt bằng, trả lương nhân viên, dự trữ hàng, quảng cáo,…* Chi phí hoạt động tưởng đối rẻ
* Thị trường địa phương nhỏ hẹp* Thị trường cả nước với 68,17 triệu người (chiếm tỷ lệ 70% số dân) và thị trường toàn cầu với 4,54 tỉ người dùng Internet; con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh mỗi năm
* Cần phải chi rất nhiều tiền để nắm thị phần* Không cần phải nổi tiếng và với một ít tiền, vẫn có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường.
* Bị đánh giá bởi ngoại hình, tuổi tác, giới tính, v.v…* Được đánh giá bằng chất lượng sản phẩm
* Tiếp thị một chiều, đại trà không nhắn đúng khách hàng mục tiêu* Tiếp thị đa kênh và sử dụng đa phương tiện. Tiếp thị trực tiếp tới đúng đối tượng.
* Chi phí cho thất bại cao* Chi phí cho thất bại thấp
* Bị giới hạn bởi giờ làm việc* Cung cấp sản phẩm/dịch vụ 24h/ngày, 7 ngày/tuần và bạn có thể kiếm tiền ngay trong lúc ngủ.
So sánh kinh doanh kiểu truyền thống và kinh doanh trên internet

Quan niệm sai lầm về việc kinh doanh online trên internet bạn cần biết

Quan niệm sai lầm 1: Kiếm tiền trên mạng chỉ là cơn sốt hoang đường

Trong những năm cuối thập kỷ 90, người ta tin rằng Internet sẽ thay thế tất cả các phương tiện truyền thống như tivi, đài và báo chí, thế là bàn dân thiên hạ ào ào mở kinh doanh trên mạng (đó chính là thời đại dotcom). Những nhà đầu tư hám lời, nhắm mắt quăng cả triệu đô vào bất cứ công ty nào có đuôi “.com”. Nhiều công ty trong số này chỉ là đồ “dỏm”, với mô hình kinh doanh nghèo nàn, sản phẩm kém chất lượng và mặc dù không thể kiếm ra một đồng lời, nó vẫn có giá hàng trăm triệu đô chỉ vì “cơn sốt chấm com” này.

Lẽ dĩ nhiên, sau một thời gian cơn sốt qua đi, nhiều nhà đầu tư nhận ra rằng mình đã đổ tiền xuống sông xuống biển, thị trường chứng khoán công nghệ sụp đổ làm tất cả “mất trắng”. Từ đó, nhiều người tin rằng việc kinh doanh trên mạng chỉ là trò lừa đảo.

Điều mà phần lớn mọi người không nhận ra là trong khi có những công ty “dotcom” làm trò ma, vẫn có những công ty thật sự vững mạnh với sản phẩm và dịch vụ tốt, mô hình kinh doanh hoàn hảo đã và đang kiếm được từ hàng ngàn tới hàng triệu đô lợi nhuận.

Quan niệm sai lầm 2: Kinh doanh trên mạng dễ như trở bàn tay

Một trong những lý do khiến nhiều người thất bại trong việc kinh doanh trên mạng là vì họ nghĩ nó dễ như trở bàn tay. Họ tin rằng tất cả những việc phải làm chỉ là dựng lên một trang web, dán vài bức ảnh bắt mắt về sản phẩm, rồi ngồi đó mà đợi hàng triệu người tranh nhau đặt hàng.

Sự thật, chẳng có gì dễ dàng trên đời cả. Việc kiếm tiền bằng kinh doanh trên mạng cũng đòi hỏi thời gian, quyết tâm và nỗ lực. Bạn phải có một kế hoạch kinh doanh tốt, nguồn sản phẩm/dịch vụ giá trị cao để đáp ứng nhu cầu thật sự, tăng tính cạnh tranh của trang web và liên tục thu hút khách hàng qua các phương pháp tiếp thị.

Mặc dù vậy, may mắn ở chỗ là việc mở và điều hành kinh doanh trên mạng khá dễ so với kinh doanh kiểu truyền thống nhờ chi phí thành lập và hoạt động thấp. Bạn cũng không cần thuê nhân viên. Bạn chỉ cần dành ra 3-4 giờ một ngày làm việc tại nhà (so với 20 giờ một ngày khi kinh doanh kiểu truyền thống) mà vẫn có lãi.

Quan niệm sai lầm 3: Kiếm tiền trên mạng rất nhanh chóng

Lại một quan niệm sai lầm khác khiến người ta thất bại khi kinh doanh trên mạng. Nhiều người tưởng rằng họ sẽ kiếm được hàng ngàn đô trong vài tháng mà chỉ phải động đậy mấy đầu ngón tay trên bàn phím, bởi thế họ vỡ mộng, mất kiên nhẫn rồi bỏ cuộc.

Sự thật, bạn cần thời gian hoàn thiện trang web, thu hút đối tượng khách hàng, tạo dựng mối quan hệ với họ, chỉ có thế họ mới bắt đầu mua hàng của bạn. Ban đầu, bạn có thể chỉ kiếm được số tiền khiêm tốn vài trăm đô một tháng. Khi có nhiều khách hàng hơn, số tiền mới lớn dần lên vài ngàn đô, vài chục ngàn đô và cuối cùng là vài trăm ngàn đô. Hãy tiếp cận vấn đề theo cách này: nếu bạn kiếm được 500 đô /tháng từ việc kinh doanh trên mạng, ba việc kinh doanh trên mạng sẽ mang lại cho bạn 1500 đô/tháng. Nếu công việc chính giúp bạn có được 40 ngàn đô/năm, như vậy thu nhập của bạn đã tăng lên 40%!

Dù sao, bạn vẫn kiếm lời nhanh hơn nhiều so với kiểu kinh doanh truyền thống, vì
kinh doanh kiểu truyền thống cần chi phí thành lập và hoạt động cao nên tốn nhiều
thời gian hơn để đạt mức hòa vốn. Bên cạnh đó, bạn cần nhiều thời gian hon để thu
tiền từ khách hàng trong thế giới “thật”.

Quan niệm sai lầm 4: Việc mở kinh doanh trên mạng là miễn phí

Để xây dựng một công việc kinh doanh sinh lợi, bao giờ cũng cần tiền. Dù tham gia bất cứ loại hình kinh doanh nào, bạn cũng cần đầu tư thời gian và tiền bạc mới có được lợi nhuận. Những người kinh doanh trên mạng thành công đều sẵn sàng đầu tư từ vài trăm tới vài ngàn đô để nghiên cứu, quảng cáo, mua phần mềm và tăng cường kiến thức bản thân.

Tuy vậy, cái giá như thế vẫn rất rẻ so với kiểu kinh doanh truyền thống, loại hình đòi hỏi bạn phải đầu tư từ hàng chục đến hàng trăm ngàn đô.

Quan niệm sai lầm 5: Thị trường internet đã bão hòa với quá nhiều trang web nên không còn cơ hội kiếm tiền nữa

Nhiều người tin rằng có quá nhiều trang web trên mạng, bán không thiếu thứ gì nên không còn cơ hội kiếm tiền trên mạng nữa. Đúng là có hàng triệu trang web bán đủ thứ trên trời dưới đất, nhưng bạn ơi, số lượng kinh doanh kiểu truyền thống thậm chí còn nhiều hơn nữa. Chẳng phải xung quanh bạn có vô khối cửa hàng bán đồ ăn, quần áo, đồ chơi, đồ trang trí nội thất và điện tử… đó sao. Điều này có nghĩa là thiên hạ không còn ai có cơ hội kiếm tiền nữa chăng? Dĩ nhiên là không! Trăm người bán vạn người mua, chừng nào xã hội con người còn tồn tại và phát triển, bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận kha khá trong kinh doanh nếu tìm được thị trường chuyên biệt để cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp, với các biện pháp tiếp thị tài tình.

Sự thật, mặc dù có hàng triệu trang web trên mạng, phần lớn các trang này chỉ có vẻ bề ngoài mà không có ruột. Bởi vậy, phần lớn đều kinh doanh èo uột. Với những chiến lược hiệu quả và lượng thông tin quý giá bạn sẽ học được trong những chương sau về việc kinh doanh trên mạng, bạn sẽ dễ dàng hóa giải những khó khăn để chiếm lĩnh thị phần và tạo nguồn thu nhập.

Cách thức hiệu quả nhất để bán hàng là sử dụng phương thức “truyền miệng”. Những người tiêu dùng thường tin vào lời giới thiệu của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của họ. Họ có sự uy tín mà bạn có thể chẳng bao giờ có được.

Điều này đặt ra một câu hỏi: “Làm thế nào để khởi động chiến dịch quảng cáo truyền miệng?”

Nhất định bạn phải bắt đầu từ việc tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ thực sự chất lượng, thứ gây ấn tượng đặc biệt. Khi bạn có sản phẩm tốt, hãy bắt đầu ngay vào việc truyền bá nó. Tại thời điểm này, nó trở thành câu hỏi: “Làm thế nào để lan truyền thông điệp của bạn theo cách hiệu quả về chi phí nhất?”

Câu trả lời là truyền thông đại chúng, bao gồm tivi, đài phát thanh, quảng cáo in ấn, bảng quảng cáo và nhiều thứ khác nữa. Tuy nhiên, nhìn chung, đây là cách khá tốn kém. Chỉ một nhóm nhỏ khán giả, những người mà bạn phải trả tiền để thông điệp đến được với họ, được xem hoặc là những khách hàng tiềm năng cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc là những người đã biết đến thương hiệu của bạn.

Tệ hơn thế, rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng con người thường không tin vào quảng cáo, vì vậy thông điệp của bạn sẽ trở nên đáng ngờ ngay từ đầu. Kéo theo là một chuỗi hệ quả mà bạn phải vượt qua, một thứ mà hầu hết các ngân sách dự án không thể chứng minh.

Thay vào đó, tốt hơn là bạn nên tập trung lan truyền thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu. Cách ít tốn kém nhất chính là thông qua mạng internet, nơi bạn có thể xây dựng cộng đồng người theo dõi luôn háo hức chờ đợi thông báo tiếp theo của bạn.

Ngày nay ra kinh doanh bạn phải có ít nhất một trang web, nó ví như là nhà của bạn, gọi là trụ sở hay cửa hàng trên online cũng đều đúng. Khi nói đến website có những bạn đã biết rồi, tuy nhiên có những bạn hoàn toàn chưa biết gì hết.

Để sở hữu một website, bạn cần nắm rõ 03 thứ sau:

1) Tên miền (domain): Tên miền là tên của trang web đó trên internet. Ví dụ như bạn đang kinh doanh offline tại cửa hàng thì bạn cần đặt tên cho cửa hàng đó. Lên online cũng vậy khi bạn sở hữu một trang web thì bạn cần đăng ký cho website đó một tên miền.

Xem thêm: Bí quyết chọn tên miền cho website

2) Hosting: Đây là nơi chứa trang web của bạn, cái này ít người hiểu nó là cái gì, tại sao phải trả tiền cho nó hằng năm nhỉ? Khi bạn kinh doanh offline, bạn thuê cho mình một mặt bằng để mở cửa hàng, khi lên online cũng vậy bạn cũng cần có cho mình mặt bằng để mở cửa hàng online đó chính là hosting.

Chi phí thuê host trả theo năm. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn đừng nên chọn giá host thấp quá, nó sẽ không tốt lắm để phát triển lâu dài. Gói host nằm trong khoảng 1 đến 2 triệu / năm là ok.

3) Viết code website: Khi bạn đã có tên miền và hosting, công việc tiếp theo là viết code website, hay còn gọi là thiết kế web.

Bạn cần thuê người viết code cho web của bạn, khi họ viết xong thì bạn cần đưa thông tin, sản phẩm, dịch vụ lên đây.

Lưu ý: Bạn không cần thiết phải biết code web đâu, bạn chỉ nên tập trung làm kinh doanh thôi. Bạn chỉ nên tập trung vào một cái cho thật tốt, một là trở thành một lập trình viên website (chuyên làm website cho người khác), hai là trở thành người kinh doanh online và khi cần những gì liên quan đến web thì thuê người giỏi web làm giúp bạn.

Hành động ngay, bởi vì ngày mai là quá muộn rồi!
Gọi ngay 0989 238 648